Ở việt nam vàng có hàm lượng từ90% au trở nên thường gọi là vàng ta. Hàm lượng dưới 90% Au mà có lẫn đồng thìgọi là vàng tây.
Xác định tuổi vàng theo kinhnghiệm dân gian:
* Thử bằng ngọn lửa: dùng ngọnlửa đèn xì nung chảy tập trung tại một điểm bất kỳ của chiếc nhẫn. khi để nguộichỗ bị đốt chảy để lại bề mặt bóng là không lẫn đồng, nếu phần bị đốt cháykhông nhẵn bóng mà bề mặt gai gọi là vàng sạn tức là lẫn đồng. Sau khi thử chảybóng tại một điểm, nhúng nước để nguội lau khô. gõ chiếc nhẫn lên mặt đe bằngthép nếu chỉ nghe tiếng “bịch” mà không có âm ngân thì được gọi là vàng tốt.trong dân gian có câu “vàng câm, bạc cạch” ý nói hai thứ kim loại này khi gõkhông phát ra tiếng kêu có âm ngân là chất lượng của kim loại đạt độ tinh khiếtcao. nếu khi gõ phát ra tiếng kêu “keng” càng rõ là vàng tây càng thấp tuổi.
* Thử tuổi vàng bằng đá thử vàmẫu chuẩn (chùm vị).
Để kiểm tra xem vật thể có phảilà vàng hoặc có hàm lượng vàng hay không? Trước tiên ta mài hoặc trà giấy nhámlên một chỗ trên bề mặt của vật thể, chấm lên chỗ đã mài một vài giọt axítnitric (HNO3) nếu thấy có hiện tượng sủi bọt là hiện tượng đồng (Cu) phản ứngvới HNO3 có thể kết luận là không phải vàng hoặc nếu có vàng thì hàm lượng rấtít.
Dụng cụ thử vàng bằng phương phápthử đá gồm có: một hòn đá màu đen, bề mặt nhẵn chịu được axít cùng với một chùmmẫu gồm nhiều thanh kim loại sâu lại giống như chùm chìa khoá. Trên mỗi thanhkim loại đó người ta gắn một mẩu vàng, mẫu có độ tuổi theo thứ tự từ thấp đếncao dùng làm mẫu chuẩn.
Cách thử: ta mài một chỗ của vậtthể lên hòn đá đen tạo thành một vệt rõ ràng trên bề mặt đá. qua đó ước chừngđộ tuổi tương đối của vật thể, sau đó chọn mẫu đã biết hàm lượng có độ tuổi tươngứng sát trên và dưới mức tuổi ước đoán của vật thể. Cọ tiếp hai vết vàng củahai mẫu đã chọn bên cạnh vết ban đầu tạo thành ba vết song song trên bề mặt hònđá. dùng axít nitric (HNO3) phủ lên bề mặt của ba vết đã cọ, sau vài ba giâyquan sát thấy trên bề mặt của hòn đá để lại các vết có ánh kim của vàng. sosánh vết cọ đầu tiên có màu sắc, mật độ ánh kim giống với vết cọ nào của mẫuthử thì kết luận tuổi vàng của vật thể trùng với tuổi vàng của mẫu đó.
Đương nhiên độ chính xác củaphương pháp thử này chỉ là tương đối . ngày nay việc xác định tuổi vàng bằngcác phương pháp dân gian dựa trên cảm quan chỉ dùng để kiểm tra sơ bộ nhằm nhậnbiết mà thôi.
Để xác định chính xác hàm lượngvàng (tuổi vàng), ngày nay các thiết bị kỹ thuật tiến tiến đã được ứng dụng vàoviệc kiểm tra chất lượng vàng phục vụ cho thị trường kinh doanh vàng và trangsức bằng kim loại quý. thông thường có 2 phương pháp kiểm tra chất lượng vàngbằng máy: phép đo tỉ trọng và phổ kế huỳnh quang tia x.
* Phép đo tỉ trọng: là sự vậndụng định luật acsimét (áp xuất trong lòng chất lỏng) và khối lượng riêng củavật chất để xác định thành phần của vật chất đó. người ta đem cân khối lượngcủa vật thử (cân khô), sau đó cân vật thử trong nước tinh khiết. hai số liệucân này được nhập vào máy vi tính xử lý theo phương trình lập sẵn sẽ cho kếtquả là hàm lượng vàng(% ?) có trong vật thử. nhược điểm của phương pháp này làkhông thử được hàng rỗng và hàng có gắn đá. muốn thử phải gỡ đá và nấu chảy sảnphẩm thử thành một khối đông đặc mới đo tuổi được.
* Phép xác định hàm lượng bằngphổ kế huỳnh quang tia x
Dùng hệ máy có nguồn phát tia x(một dạng máy phóng xạ nhẹ) và đầu thu có màng bằng nguyên tố Bari. chiếu quéttia x lên bề mặt vật thể, sự phản xạ ngược lại của kim loại được truyền vào máytính xử lý mật độ, tần số sóng phản xạ theo chương trình lập sẵn để báo kết quảlà hàm lượng vàng, bạc, đồng.
Nhược điểm của phương pháp này:tia x chỉ chiếu quét trên bề mặt, không xuyên sâu trước khi thử phải trà hếtlớp si mạ của sản phẩm.